ASLAW
Các khoản chi phí khi thành lập doanh nghiệp là gì? Chi phí thành lập doanh nghiệp tốn bao nhiêu tiền? Phải đóng những loại thuế nào? Đây là những câu hỏi rất phổ biến và được nhiều cá nhân doanh nghiệp quan tâm. Vậy sau đây, bài viết sẽ tổng hợp và đưa ra chi tiết từng loại phí thành lập công ty tương ứng giúp bạn nắm được chi phí mở công ty hết bao nhiêu.
Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty.
Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Thông tư 47/2019/TT-BTC là 200.000 đ
Tuy nhiên, theo Thông tư 47/2019/TT-BTC thay thế thông tư 215/2016/TT-BTC, lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp được giảm còn 100.000 đ/lần.
Người thành lập doanh nghiệp có thể nộp lệ phí trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Bên cạnh đó, Doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
Một lưu ý là trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì số tiền nộp lệ phí này sẽ không được hoàn trả cho doanh nghiệp.
Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đ
Chi phí phụ thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu, loại con dấu theo yêu cầu của doanh nghiệp. Mức giá cho dấu tròn công ty dao động từ 250.000 đ đến 350.000 đ. Dấu chức danh của Giám đốc, chủ tịch….từ 70.000 đ đến 150.000 đ.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khắc dấu phải là doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động.
Trước khi sử dụng con dấu, Công ty phải làm thủ tục Công bố mẫu con dấu lên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Thủ tục này doanh nghiệp không phải mất phí nhà nước.
Tại thành phố Hà Nội, doanh nghiệp thành lập mới được UBND thành phố hỗ trợ chi phí khắc dấu. Doanh nghiệp có thể tận dụng ưu đãi này để giảm chi phí.
Theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP, “Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng.
Chi phí phụ thuộc vào nhà cung cấp và số năm sử dụng dịch vụ. Chữ ký số 03 năm sử dụng giao động từ 2.000.000 đ đến 3.000.000 đ.
Sau khi mở tài khoản, trong thời hạn 10 ngày, doanh nghiệp phải thông báo thông tin tài khoản.
Thủ tục thông báo này hiện được thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh như một thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Các ngân hàng thường mở tài khoản doanh nghiệp miễn phí. Tuy nhiên ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp ký quỹ duy trì tài khoản thông thường là 1.000.000 đ, sau này doanh nghiệp đóng tài khoản ngân hàng thì ngân hàng sẽ hoàn trả lại tiền ký quỹ này cho doanh nghiệp.
Hiện tại có rất nhiều gói hóa đơn điện tử với nhiều loại chi phí khác nhau. Gói hóa đơn điện tử thấp nhất 300 số với chi phí là 850.000 đ
Nghị định số 139/2016/NĐ-CP quy định về Lệ phí môn bài, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017. Theo đó, ”Thuế môn bài” hiện nay sẽ được thay thế bằng ”Lệ phí môn bài”.
Mức đóng lệ phí môn bài của doanh nghiệp khi thành lập căn cứ vào mức vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký như sau:
Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của luật kế toán.
Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì từ ngày 1/11/2018 doanh nghiệp mới thành lập phải sử dụng hóa đơn điện tử.
Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Chí phí doanh nghiệp phải chi trả phụ thuộc vào lựa chọn của doanh nghiệp: doanh nghiệp tự đầu tư về cơ sở hạ tầng phục vụ cho công việc này hoặc sử dụng dịch vụ cung cấp hóa đơn điện tử từ bên ngoài.
Chi phí cho 500 số hóa đơn điện tử thông thường là 1.000.000 đ.
Chi phí làm thủ tục khai thuế ban đầu và đăng ký hóa đơn điện tử: Nếu bạn tự bỏ công và thời gian thực hiện thì không mất chi phí. Còn nếu các bạn thuê dịch vụ làm nhanh chóng,hiệu quả không phải suy nghĩ thì phí dịch vụ tương đương 1.790.000 đ.
Thuế thu nhập doanh nghiệp đóng khi kết thúc năm tài chính mà doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Cần kê khai và nộp theo từng quý, tới cuối năm sẽ nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp với mức 20 – 25%. Thuế thu nhập doanh nghiệp nộp trên số chênh lệch sau khi lấy doanh thu bán hàng cung ứng dịch vụ trừ đi cho các khoản chi phí có giấy tờ hợp lệ hay còn gọi là doanh thu thuần. Nếu doanh thu thuần nhỏ hơn 0 tức doanh nghiệp bị lỗ thì sẽ không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đây là phí để cải tạo môi trường, xử lý chất thải nơi doanh nghiệp hoạt động. (Nếu doanh nghiệp không kinh doanh ảnh hưởng tới môi trường thì không cần nộp).
Chỉ phải nộp khi doanh nghiệp của bạn hoạt động có liên quan tới lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Hàng năm công ty bạn phải đóng những khoản thuế sử dụng đất cho nhà nước theo mức thuế được ban hành. Ngoài thì tùy thuộc vào từng lọai hình kinh doanh mà doanh nghiệp còn phải đóng thêm các loại thuế như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên.
Liên hệ
Nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, định hình hành vi của người tiêu dùng, và tạo ra giá trị kinh tế lớn cho các công ty. Đối với […]
Việc giao việc quản lý danh mục nhãn hiệu và các loại tài sản trí tuệ khác cho một công ty luật chuyên về Sở Hữu Trí Tuệ (SHTT) quản lý có nhiều lợi ích quan trọng cho các chủ […]
Công nghệ blockchain hiện đang dần trở thành một “siêu sao” trong thế giới tiền điện tử, nhưng nó cũng có tiềm năng lớn để cải thiện quản lý danh mục tài sản trí tuệ (SHTT). Dưới đây là một […]