Đăng ký bằng sáng chế quốc tế

ASLAW

Đăng ký bằng sáng chế quốc tế

Với việc hội nhập phát triển cấp tốc của Việt Nam hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình tới thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, để làm được điều này, các doanh nghiệp cần sở hữu cho mình bằng sáng chế ở thị trường quốc tế. Vậy, làm thế nào để đăng ký bằng sáng chế quốc tế?

Hiện nay, để đơn giản hóa thủ tục đăng ký sáng chế, thay vì phải nộp đơn đăng ký sáng chế tại từng quốc gia, người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế qua hiệp ước PCT chỉ với 1 đơn đăng ký duy nhất. Đăng ký bằng sáng chế quốc tế qua PCT giúp người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhanh chóng, tiện lợi tại mỗi quốc gia ký kết.

Tài liệu cần thiết để đăng ký bằng sáng chế quốc tế

Tài liệu cần thiết để đăng ký bằng sáng chế quốc tế qua PCT bao gồm các loại:

Đơn PCT có nguồn gốc tại Việt Nam

  • Tờ khai đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam;
  • Bản mô tả gồm phần mô tả, yêu cầu bảo hộ, chú thích cho các hình vẽ và tóm tắt;
  • Giấy ủy quyền;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Đơn PCT có chỉ định Việt Nam

  • Tờ khai yêu cầu đăng ký sáng chế theo mẫu;
  • Bản sao đơn quốc tế;
  • Bản dịch tiếng Việt của đơn đăng ký bằng sáng chế quốc tế bao gồm bản mô tả, phần mô tả, yêu cầu bảo hộ, chú thích cho các hình vẽ và tóm tắt;
  • Giấy ủy quyền;
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.

Đơn PCT có chọn Việt Nam

  • Tờ khai yêu cầu đăng ký sáng chế theo mẫu (Mẫu 01-SC quy định tại Phụ lục A của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN);
  • Bản dịch tiếng Việt của đơn đăng ký bằng sáng chế quốc tế bao gồm bản mô tả, phần mô tả, yêu cầu bảo hộ, chú thích cho các hình vẽ và tóm tắt;
  • Bản dịch tiếng Việt cho các phụ lục báo cáo thẩm định sơ bộ quốc tế;
  • Giấy ủy quyền;
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.

Quy trình đăng ký bằng sáng chế quốc tế

Quy trình đăng ký sáng chế quốc tế sẽ bao gồm các bước sau:

Người nộp đơn nộp đơn đăng ký bằng sáng chế quốc tế lên Cục Sở hữu trí tuệ. Sau đó, Cục SHTT sẽ:

  • Tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế quốc tế có xuất xứ tại Việt Nam;
  • Thu phí gửi đơn quốc tế và thông báo cho người nộp đơn các khoản phí phải nộp theo quy định cho Văn phòng quốc tế và Văn phòng tìm kiếm quốc tế theo Hiệp ước hợp tác về sáng chế – PCT;
  • Kiểm tra xem các khoản phí có được thanh toán đúng hạn hay không;
  • Kiểm tra và xử lý đơn đăng ký bằng sáng chế quốc tế có xuất xứ tại Việt Nam theo Hiệp định;
  • Xác định đối tượng cần bảo vệ: Đối với đối tượng yêu cầu bảo vệ trong đơn thuộc bí mật quốc gia thì không thực hiện các bước tiếp theo và hoàn trả phí cho người nộp đơn, trừ phí gửi, sao đơn quốc tế;
  • Gửi bản sao hồ sơ đơn đăng ký sáng chế quốc tế có nguồn gốc tại Việt Nam cho Văn phòng quốc tế và một bản tra cứu khác cho Văn phòng tra cứu quốc tế;
  • Gửi và nhận thư đến/từ người nộp đơn và Văn phòng Quốc tế.

Công bố quốc tế

Sau 18 tháng kể từ ngày đơn đăng ký sáng chế quốc tế được nộp, nội dung của đơn quốc tế sẽ được công bố với thế giới trên Công báo của PCT (PCT Gazette).

Xử lý đơn trong giai đoạn quốc gia

Sau khoảng 30 tháng kể từ ngày nộp đơn sớm nhất, người nộp đơn có thể tiếp tục yêu cầu việc cấp bằng độc quyền sáng chế trước Cơ quan SHTT quốc gia được chỉ định.

Sau khi vào giai đoạn quốc gia, đơn đăng ký sáng chế quốc tế sẽ được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung theo các thủ tục quy định đối với đơn đăng ký sáng chế quốc tế thông thường tại quốc gia sở tại.

Đăng ký ngay Liên hệ tư vấn
Liên hệ ngay để được tư vấn

Liên hệ

  • ASLAW
  • 0914195266
  • 0914195266

    Xem thêm bài viết khác
    Quy định về nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

    Quy định về nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

    Nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, định hình hành vi của người tiêu dùng, và tạo ra giá trị kinh tế lớn cho các công ty. Đối với […]

    Lý do chủ sở hữu nên giao trọng trách quản lý danh mục tài sản trí tuệ cho các công ty luật chuyên môn về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

    Lý do chủ sở hữu nên giao trọng trách quản lý danh mục tài sản trí tuệ cho các công ty luật chuyên môn về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

    Việc giao việc quản lý danh mục nhãn hiệu và các loại tài sản trí tuệ khác cho một công ty luật chuyên về Sở Hữu Trí Tuệ (SHTT) quản lý có nhiều lợi ích quan trọng cho các chủ […]

    Cách công nghệ Blockchain có thể cải thiện việc quản lý danh mục tài sản trí tuệ

    Cách công nghệ Blockchain có thể cải thiện việc quản lý danh mục tài sản trí tuệ

    Công nghệ blockchain hiện đang dần trở thành một “siêu sao” trong thế giới tiền điện tử, nhưng nó cũng có tiềm năng lớn để cải thiện quản lý danh mục tài sản trí tuệ (SHTT). Dưới đây là một […]

    KHÁCH HÀNG CỦA ASLAW
    LIÊN HỆ VỚI ASLAW