ASLAW
Trong những năm vừa qua, xã hội đã chứng kiến hàng loạt các tổ chức, cá nhân hoạt động trên nền tảng Youtube, Facebook, Google kiếm về thu nhập từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ có một số lượng nhỏ trong những người kiếm thu nhập trên các nền tảng này là tự động kê khai và đóng thuế thu nhập. Ngoài một phần nhỏ là không tự giác đóng thuế và có ý định giữ riêng toàn bộ thu nhập cho mình, một phần lớn trong số họ lại đưa ra giải thích rằng họ không nắm rõ được hoàn toàn về quy trình, thủ tục đóng thuế. Vậy, đóng thuế thu nhập khi kiếm tiền trên youtube/facebook/google như thế nào và ở đâu? Bài viết sau đây sẽ giải thích rõ về các quy trình, thủ tục liên quan đến việc đóng thuế thu nhập khi kiếm tiền trên youtube/facebook/google tại Việt Nam.
Theo điểm c Khoản 5 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý thuế thì:
– Đối với các cá nhân ký hợp đồng với những công ty đối tác của Google, Facebook… tại Việt Nam sẽ không tự kê khai thuế như trước đây mà tổ chức sẽ kê khai và nộp thay.
– Đối với cá nhân trong nước nhận tiền trực tiếp từ Google, Facebook… thì cá nhân có nghĩa vụ tự khai thuế.
– Đối với doanh nghiệp có doanh thu từ Google, Facebook… thì khai thuế theo quy định về thuế TNDN.
Theo quy định tại Điều 1 và phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính:
+ Các cá nhân có thu nhập từ Google, Facebook, Youtube… dưới 100 triệu/năm thì không phải nộp thuế TNCN, thuế GTGT.
+ Các cá nhân có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp thuế với mức thuế suất 5% thuế GTGT/doanh thu tính thuế và 2% thuế TNCN/Doanh thu tính thuế.
Trong đó doanh thu tính thuế là số tiền nhận trực tiếp từ Youtube hoặc số tiền nhận từ đối tác là các mạng đa kênh (đối tác của Youtube tại Việt Nam) mà không được trừ chi phí trước khi tính thuế do không phải là doanh nghiệp.
Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, những cá nhân kinh doanh Youtube, Google và Facebook sẽ phải nộp 02 loại thuế bao gồm:
Công thức tính của 2 loại thuế này là:
Thuế phải nộp = [Doanh thu tính thuế] x [Tỷ lệ thu thuế]
Doanh thu tính thuế: chính là số tiền mà nền tảng xã hội trả cho chủ thể kinh doanh nếu chủ thể không trong network hoặc là tiền mà network trả cho chủ thể sau khi đã trừ đi phần của họ.
Tỷ lệ thu thuế: là tỷ lệ % căn cứ theo ngành, nghề kinh doanh. Trong trường hợp thu nhập từ Youtube thì tỉ lệ thu thuế lần lượt là 5% thuế GTGT và 2% thuế TNCN.
Tổng hợp lại thì có thể nói chung là Youtuber, Blogger, kinh doanh trên Facebook…sẽ phải nộp thuế số tiền bằng 7% doanh thu của mình.
Đóng thuế như thế nào?
Sau khi đã tính toán được số thuế phải nộp, cá nhân sử dụng tờ khai thuế mẫu 01/CNKD (mẫu ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TTBTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính) để kê khai thuế theo hình thức Hộ kinh doanh.
Đóng thuế ở đâu?
Về địa điểm kê khai và nộp thuế, các cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
Liên hệ
Trong bối cảnh phát triển kinh tế và xã hội, việc tổ chức, hoạt động của các pháp nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của một quốc gia. Các pháp […]
Tranh tụng trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại tại Việt Nam là quá trình giải quyết các tranh chấp và mâu thuẫn liên quan đến các hoạt động kinh doanh và thương mại giữa các doanh nghiệp và […]
Quan hệ đối tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp đôi khi sẽ gặp phải những tranh chấp nan giải. Để giải quyết những tranh chấp đó, trọng tài thương mại có thể được sử dụng như một giải pháp […]