Nhượng quyền thương mại: hình thức kinh doanh nên chọn năm 2018

ASLAW

Nhượng quyền thương mại: hình thức kinh doanh nên chọn năm 2018

Hàng ngày, hàng giờ, các thương hiệu lớn đang từng bước xâm nhập vào đời sống của người dân, tại từng tuyến phố, con đường. Có những thương hiệu chọn hình thức trực tiếp bỏ vốn đặt cửa hàng, chi nhánh của mình để kinh doanh. Nhưng cũng có những thương hiệu lựa chọn phương thức liên kết với “dân bản địa” để phát triển như KFC, Lotteria. Trung Nguyên… Và hình thức đó được gọi là nhượng quyền thương mại. Vậy nhượng quyền thương mại là gì? Ưu điểm của loại hình kinh doanh này như thế nào?

Nhượng quyền thương mại là gì?

Theo Điều 284 Luật thương mại 2005 “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

  1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh do2anh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  2. 2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”

Nhượng quyền thương mại khá đa dạng, có thể phân thành 03 loại chính như sau:

– Nhượng quyền thương mại độc quyền

– Nhượng quyền thương mại không độc quyền

– Nhượng quyền thương mại thứ cấp.

Ưu điểm của nhượng quyền thương mại

Đối với bên nhượng quyền:

– Có thêm khoản thu nhập phát sinh từ đối tượng nhượng quyền thương mại nhưng vẫn có khả năng sử dụng chúng.

– Giảm thiểu chi phí cho hoạt động quảng cáo thương mại nhưng sản phẩm vẫn có sức lan tỏa rộng rãi.

–  Tạo dựng cho một hệ thống liên kết mạnh về thương mại và tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc bên nhượng quyền có thể phát triển kinh doanh, mở rộng thương hiệu từ nguồn đầu tư tài chính của người khác. Chính vì vậy, Bên nhượng quyền hoàn toàn có thể tận dụng nguồn lực “địa phương” để thâm nhập hiệu quả vào thị trường nội địa của các quốc gia đang phát triển mà không phải đối mặt với bất kỳ một rào cản thương mại hoặc pháp lý nào…

Đối với bên nhận nhượng quyền:

– Không cần tốn thời gian, tiền của và công sức để xây dựng thương hiệu từ đầu. Khi được nhượng quyền thương mại, bên nhận nhượng quyền chỉ cần kinh doanh dưới danh nghĩa bên nhượng quyền, thừa hưởng uy tín của thương hiệu đó

– Có được nguồn cung nguyên liệu giá rẻ. Đây là một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến lợi nhuận trong kinh doanh. Chính vì vậy, tìm được nguồn nguyên liệu đảm bảo, giá cả hợp lý khiến cho nhượng quyền thương mại trở thành  một phương thức đáng để cân nhắc lựa chọn.

– Được đào tạo, hướng dẫn, truyền thụ các “bí kíp” kinh doanh của bên nhận nhượng quyền. Đồng thời, chất lượng hàng hóa có tiêu chuẩn cố định để đối chứng. Từ đó bên nhận nhượng quyền hoàn toàn có thể phát triển kinh doanh từ những gì đã có sẵn.

Trên đây là những tư vấn sơ bộ của ASLAW chúng tôi. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với ASLAW để được tư vấn tận tình nhất.

Đăng ký ngay Liên hệ tư vấn
Liên hệ ngay để được tư vấn

Liên hệ

  • ASLAW
  • 0914195266
  • 0914195266

    Xem thêm bài viết khác
    Dự thảo Nghị định nhằm thúc đẩy Đổi mới trong Các Khu Công nghiệp và Khu kinh tế của Việt Nam

    Dự thảo Nghị định nhằm thúc đẩy Đổi mới trong Các Khu Công nghiệp và Khu kinh tế của Việt Nam

    Bản dự thảo Nghị định mới nhằm điều chỉnh hoạt động của các khu công nghiệp và khu kinh tế tại Việt Nam, với mục tiêu biến chúng thành các khu vực công nghệ cao và khu vực dịch vụ […]

    Việc quản trị chính sách tiền tệ đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng

    Việc quản trị chính sách tiền tệ đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng

    Tính đến cuối tháng 9, nền kinh tế đã ghi nhận hơn 12,7 tỷ tỷ đồng trong tín dụng, tăng 6,92% so với cuối năm 2022. Đặng Thành Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh […]

    Nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp đối với người tiêu dùng

    Nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp đối với người tiêu dùng

    Chính phủ gần đây đã ban hành dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Dự thảo sửa đổi nhằm giải quyết những tồn tại và tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại […]

    KHÁCH HÀNG CỦA ASLAW
    LIÊN HỆ VỚI ASLAW