ASLAW
Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, việc thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ (KH&CN) cần đáp ứng những điều kiện riêng. Với đặc thù riêng là doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ nên sản phẩm của có thể là hữu hình hoặc vô hình. Vậy khi thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ cần đáp ứng những yêu cầu nào. Dưới đây là thông tin chi tiết về điều kiện, hồ sơ, quy trình để chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ theo quy định hiện hành.
Khoa học công nghệ ngày càng đi sâu vào đời sống con người và nó giúp cho con người có những phát triển vượt bậc về năng suất lao động, chất lượng và số lượng hàng hóa. Có thể nói, khoa học công nghệ phát triển sẽ mang lại năng suất cao cho các lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng hải sản nhờ vào việc cải tiến giống mới và sử dụng máy móc trong thu hoạch; đồng thời khoa học công nghệ đem tới sự tự động hóa bằng dây chuyền tự động trong các ngành công nghiệp, giải phóng con người khỏi việc lao động chân tay nặng nhọc và vẫn đảm bảo sản lượng hàn hóa sản xuất từng năm.
Doanh nghiệp khoa học công nghệ là doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và cả hoạt động sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm từ kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đó. Sản phầm kinh doanh của doanh nghiệp khoa học công nghệ là những sản phầm hữu hình hoặc vô hình, do tính đặc biệt của sản phầm trong lĩnh vực kinh doanh này nên việc thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ có những sự khác biệt và những điều kiện riêng tất yếu.
– Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
– Thông tư số 10/2021/TT-BKHCN ngày 17 tháng 11 năm 2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định biện pháp thi hành một số điều của Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định tại Luật Doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
Sau khi được thành lập, doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trình Sở Khoa học và Công nghệ địa phương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để được xem xét, cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Việt Nam đã có những chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm khuyến khích thành lập các doanh nghiệp khoa học công nghệ, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển để từ đó kéo theo sự phát triển ở các lĩnh vực khác nhờ ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
Để thành lập một doanh nghiệp khoa học công nghệ thì doanh nghiệp đó phải hội đủ những điều kiện như sau:
Các cá nhân hoặc tổ chức thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ phải hoàn thành việc sáng chế (hay còn gọi là ươm tạo) và phải làm chủ được những kết quả từ việc sáng chế đó, làm chủ được khoa học và công nghệ mà mình đã tạo ra hoặc được sở hữu, phải sử dụng hợp pháp và có sở hữu hợp phát các công nghệ do mình sáng tạo để phát triển vào việc sản xuất các sản phẩm thuộc các lĩnh vực như:
Hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ bao gồm:
a) Đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản xác nhận, công nhận kết quả khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực), thuộc một trong các văn bản sau:
c) Phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Liên hệ
Bài viết này sẽ trình bài đầy đủ nhất về thủ tục và hồ sơ thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam mới nhất tính đến năm 2021 Công ty 100% vốn nước ngoài là gì? […]
Việc đăng bố cáo là điều bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp. Điều này là để công khai minh bạch thông tin của doanh nghiệp với công chúng và xã hội, góp phần xây dựng nên một thị trường […]
Thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án có những lưu ý nào mà doanh nghiệp cần chú ý? Định nghĩa của doanh nghiệp dự án Về cơ bản, dự án là toàn bộ những hạng mục liên quan đến […]