Thành lập doanh nghiệp startup

ASLAW

Thành lập doanh nghiệp startup

Trong những năm gần đây, ta thường nghe đến những từ như khởi nghiệp, startup, shark tank,…. Bài viết sau đây sẽ giải thích rõ về doanh nghiệp startup như định nghĩa chính xác của doanh nghiệp startup là gì? Doanh nghiệp startup có đặc điểm gì? Thủ tục thành lập doanh nghiệp startup như thế nào?

Định nghĩa về doanh nghiệp startup

Theo CEO Warby Parker, startup là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất. Các startup được thiết kế cho những tình huống không thể mô hình hóa và độ rủi ro không nhất thiết phải lớn nhưng chưa tính toán được.

Theo Investopedia, doanh nghiệp startup là doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hoạt động. Thông thường, những doanh nghiệp startup thường ở trong tình trạng được cấp vốn bởi chính những thành viên sáng lập chứ chưa đủ lớn mạnh để tự thu về được doanh thu thực tế.

Do nguồn thu hạn hẹp và chi phí vận hành cao, hầu hết các startup với quy mô nhỏ thường sẽ không ổn định trong thời gian dài nếu không có nguồn vốn hỗ trợ từ các nhà đầu tư tiềm năng. Nhà đầu tư tiềm năng có thể đến từ nhiều nơi, bất cứ khi nào và bất cứ lúc nào. Đặc biệt, hiện nay với sự phát triển của mạng Internet và truyền hình, có rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp hiện đang mong muốn lan truyền tên tuổi của mình và của doanh nghiệp của mình, đồng thời tìm kiếm nhà đầu tư qua một chương trình gọi là Shark Tank.

Shark Tank là chương trình bao gồm một hội đồng các nhà đầu tư tiềm năng, được gọi là các Shark, những người sẽ cân nhắc đưa ra các lời đề nghị đầu tư đối với các doanh nhân khởi nghiệp đang tìm kiếm nguồn vốn đầu tư.

Hầu hết các startup sau một thời gian vận hành đều sẽ muốn bỏ cái chữ Startup này. Tuy hiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể nào về thời gian nhưng thông thường thì thời hạn cho quá trình chuyển giao từ doanh nghiệp startup thành doanh nghiệp thường sẽ là 3 năm. Khi đó, quy mô, tình trạng của doanh nghiệp sẽ có một số yếu tố nhất định, chẳng hạn như:

  • Được mua lại bởi một công ty lớn hơn
  • Có hơn 1 văn phòng
  • Doanh thu lớn hơn 20 triệu USD
  • Có hơn 80 nhân viên hay ban quản trị có trên 5 người.
  • Đặc biệt, khi một công ty đã có lợi nhuận thì thường được coi là đã “tốt nghiệp” startup.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp startup

Thủ tục thành lập doanh nghiệp startup sẽ bao gồm các bước sau:

Chuẩn bị địa chỉ, tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp và người đại diện pháp luật 

Địa chỉ: Doanh nghiệp startup sẽ cần có địa điểm hoạt động kinh doanh, trụ sở, văn phòng chính của công ty theo quy định

Tên doanh nghiệp: Một cái tên doanh nghiệp ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và không bị trùng lặp với các đơn vị đã thành lập trước đó sẽ giúp cho doanh nghiệp startup có bước khởi đầu thuận lợi. Nếu muốn tìm hiểu xem tên doanh nghiệp của mình có bị trùng với những doanh nghiệp khác đã đăng ký trước hay không, chủ doanh nghiệp có thể tiến hành tra cứu thông qua “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia”.

Loại hình doanh nghiệp: Trước khi bắt đầu tiến hành các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp startup, chủ doanh nghiệp nên tiến hành tìm hiểu và quyết định xem loại hình doanh nghiệp nào là phù hợp nhất với mình.

Người đại diện theo pháp luật: Doanh nghiệp startup, cũng như bất kì doanh nghiệp nào khác đều cần chọn người đại diện theo pháp luật có năng lực, khả năng, bởi đây là người quan trọng, quyết định những công việc liên quan đến công ty.

Chuẩn bị vốn và kê khai vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp startup

Khi thành lập công ty startup, doanh nghiệp cần tiến hành kê khai vốn điều lệ tùy vào khả năng cũng như quy định của ngành nghề kinh doanh.

Số vốn tối thiểu doanh nghiệp cần có sẽ tùy thuộc vào yêu cầu ngành nghề, khả năng tài chính và mức góp vốn của doanh nghiệp. Những loại vốn cần chuẩn bị gồm vốn pháp định, vốn điều lệ, vốn ký quỹ, cũng như những loại vốn khác theo quy định của pháp luật.

Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề không yêu cầu về vốn thì có thể đăng ký vốn điều lệ tùy thích.

Nộp hồ sơ và tiến hành công bố kết quả thành lập doanh nghiệp startup

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư. Sau đó, Sở KH & ĐT sẽ xem xét và cấp giấy phép cho doanh nghiệp sau 3 – 5 ngày.

Trong vòng tối đa 30 ngày sau khi nhận được giấy phép, doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia và đóng đầy đủ lệ phí theo quy định.

Nội dung công bố bao gồm: Ngành, nghề kinh doanh và Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Đăng ký ngay Liên hệ tư vấn
Liên hệ ngay để được tư vấn

Liên hệ

  • ASLAW
  • 0914195266
  • 0914195266

    Xem thêm bài viết khác
    Quy định về pháp nhân tại Việt Nam

    Quy định về pháp nhân tại Việt Nam

    Trong bối cảnh phát triển kinh tế và xã hội, việc tổ chức, hoạt động của các pháp nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của một quốc gia. Các pháp […]

    Tranh tụng trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại tại Việt Nam

    Tranh tụng trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại tại Việt Nam

    Tranh tụng trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại tại Việt Nam là quá trình giải quyết các tranh chấp và mâu thuẫn liên quan đến các hoạt động kinh doanh và thương mại giữa các doanh nghiệp và […]

    Giải quyết tranh chấp kinh doanh với trọng tài thương mại

    Giải quyết tranh chấp kinh doanh với trọng tài thương mại

    Quan hệ đối tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp đôi khi sẽ gặp phải những tranh chấp nan giải. Để giải quyết những tranh chấp đó, trọng tài thương mại có thể được sử dụng như một giải pháp […]

    KHÁCH HÀNG CỦA ASLAW
    LIÊN HỆ VỚI ASLAW