Nhượng quyền thương mại – Ưu điểm không ngờ!

ASLAW

Nhượng quyền thương mại – Ưu điểm không ngờ!

Hàng ngày, hàng giờ, các thương hiệu lớn đang từng bước xâm nhập vào đời sống của người dân, tại từng tuyến phố, con đường. Có những thương hiệu chọn hình thức trực tiếp bỏ vốn đặt cửa hàng, chi nhánh của mình để kinh doanh. Nhưng cũng có những thương hiệu lựa chọn phương thức liên kết với “dân bản địa” để phát triển như KFC, Lotteria. Trung Nguyên… Và hình thức đó được gọi là nhượng quyền thương mại. Vậy nhượng quyền thương mại là gì? Ưu điểm của loại hình kinh doanh này như thế nào?

Nhượng quyền thương mại là gì?

Theo Điều 284 Luật thương mại 2005 “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

  1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh do2anh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”

Nhượng quyền thương mại khá đa dạng, có thể phân thành 03 loại chính như sau:

– Nhượng quyền thương mại độc quyền

– Nhượng quyền thương mại không độc quyền

– Nhượng quyền thương mại thứ cấp.

Kết quả hình ảnh cho nhượng quyền thương mại

Ưu điểm của nhượng quyền thương mại

Đối với bên nhượng quyền:

– Có thêm khoản thu nhập phát sinh từ đối tượng nhượng quyền thương mại nhưng vẫn có khả năng sử dụng chúng.

– Giảm thiểu chi phí cho hoạt động quảng cáo thương mại nhưng sản phẩm vẫn có sức lan tỏa rộng rãi.

–  Tạo dựng cho một hệ thống liên kết mạnh về thương mại và tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc bên nhượng quyền có thể phát triển kinh doanh, mở rộng thương hiệu từ nguồn đầu tư tài chính của người khác. Chính vì vậy, Bên nhượng quyền hoàn toàn có thể tận dụng nguồn lực “địa phương” để thâm nhập hiệu quả vào thị trường nội địa của các quốc gia đang phát triển mà không phải đối mặt với bất kỳ một rào cản thương mại hoặc pháp lý nào…

Đối với bên nhận nhượng quyền:

– Không cần tốn thời gian, tiền của và công sức để xây dựng thương hiệu từ đầu. Khi được nhượng quyền thương mại, bên nhận nhượng quyền chỉ cần kinh doanh dưới danh nghĩa bên nhượng quyền, thừa hưởng uy tín của thương hiệu đó

– Có được nguồn cung nguyên liệu giá rẻ. Đây là một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến lợi nhuận trong kinh doanh. Chính vì vậy, tìm được nguồn nguyên liệu đảm bảo, giá cả hợp lý khiến cho nhượng quyền thương mại trở thành  một phương thức đáng để cân nhắc lựa chọn.

– Được đào tạo, hướng dẫn, truyền thụ các “bí kíp” kinh doanh của bên nhận nhượng quyền. Đồng thời, chất lượng hàng hóa có tiêu chuẩn cố định để đối chứng. Từ đó bên nhận nhượng quyền hoàn toàn có thể phát triển kinh doanh từ những gì đã có sẵn.

Trên đây là những tư vấn sơ bộ của ASLAW chúng tôi. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với ASLAW để được tư vấn tận tình nhất.

 

Đăng ký ngay Liên hệ tư vấn
Liên hệ ngay để được tư vấn

Liên hệ

  • ASLAW
  • 0914195266
  • 0914195266

    Xem thêm bài viết khác
    Một số điểm cần lưu ý về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

    Một số điểm cần lưu ý về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

    Nhượng quyền thương mại là một phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường. Tuy nhiên, trong việc thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại, có một số khía cạnh quan trọng […]

    Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền, thương nhân nhượng quyền trong nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

    Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền, thương nhân nhượng quyền trong nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

    Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và thương mại, việc tạo ra môi trường thuận lợi để giải quyết các xung đột thương mại một cách hiệu quả và bảo đảm sự bình đẳng giữa […]

    Chậm đóng bảo hiểm xã hội có bị xử lý hình sự tại Việt Nam?

    Chậm đóng bảo hiểm xã hội có bị xử lý hình sự tại Việt Nam?

    Chậm đóng bảo hiểm xã hội là hành vi phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam. Cao hơn một bậc là hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội. Các hành vi này đã gây thiệt hại nặng nề […]

    KHÁCH HÀNG CỦA ASLAW
    LIÊN HỆ VỚI ASLAW