Làm sao để đăng ký bản quyền phát minh sáng chế?

ASLAW

Làm sao để đăng ký bản quyền phát minh sáng chế?

Bản quyền phát minh sáng chế là gì? Làm sao để có thể đăng ký bản quyền phát minh sáng chế? Thủ tục và hiệu lực bảo hộ ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các câu hỏi trên.

Làm sao để đăng ký bản quyền phát minh sáng chế?
Làm sao để đăng ký bản quyền phát minh sáng chế?

Thế nào thì được coi là bản quyền phát minh sáng chế?

Trên thực tế, trong luật sở hữu trí tuệ không có khái niệm bản quyền phát minh sáng chế. Sáng chế và Phát minh là hai khái niệm tương đối gần nhau, vì vậy dễ gây ra hiểu nhầm trong khi sử dụng.

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Phát minh là một yếu tố đã có sẵn trong tự nhiên, nhưng con người cần phải có trình độ khoa học kỹ thuật nhất định để tìm ra. Phát minh có thể làm tiền đề cho việc phát triển sáng chế, nhưng lại không thể áp dụng vào công nghiệp, khiến cho nó không phải một đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế.

Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Điều kiện bảo hộ sáng chế:

  • Tính mới: mới trên phạm vi toàn thế giới, nghĩa là trước thời điểm nộp đơn đăng ký sáng chế giải pháp kỹ thuật được nêu ra trong sáng chế chưa từng được biết đến trên toàn thế giới;
  • Tính sáng tạo (không áp dụng cho giải pháp hữu ích): nghĩa là không phải người có trình độ trung bình nào trong cùng lĩnh vực cũng có thể tạo ra được. 
  • Khả năng ứng dụng công nghiệp: có thể được sản xuất hàng loạt hay không?

Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế

Theo Điều 59 Luật sở hữu trí tuệ các đối tượng sau không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế:

  • Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
  • Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
  • Cách thức thể hiện thông tin;
  • Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
  • Giống thực vật, giống động vật;
  • Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
  • Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Đăng ký sáng chế tại Việt Nam như thế nào?

Bước 1: Kiểm tra hình thức đơn đăng ký sáng chế

Cục sở hữu trí tuệ (NOIP) sẽ kiểm tra hình thức của đơn xin cấp bằng sáng chế trong vòng 1-2 tháng kể từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, thời gian thực tế có thể lâu hơn.

Bước 2: Công báo đơn sáng chế trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ

Cục sở hữu trí tuệ (NOIP) sẽ công bố đơn đăng ký bằng sáng chế trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ trong vòng 19 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên hoặc ngày chấp nhận hợp lệ.

Người nộp đơn có thể yêu cầu công bố sớm đơn đăng ký sáng chế.

Bước 3: Xét nghiệm nội dung sáng chế

Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định nội dung sáng chế trong vòng 12-16 tháng kể từ ngày đơn được công bố (thời gian thực tế có thể dài hơn). Nếu kết quả sáng chế đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, bằng sáng chế sẽ được cấp trong vòng 1-2 tháng. Nếu không, người nộp đơn đăng ký sáng chế sẽ có ba tháng (có thể gia hạn thêm 3 tháng) để phúc đáp lại việc từ chối này.

Sau khi được cấp bằng sáng chế, bằng sẽ có hiệu lực là 20 năm đối với sáng chế và 10 năm đối với giải pháp hữu ích.

Đăng ký ngay Liên hệ tư vấn
Liên hệ ngay để được tư vấn

Liên hệ

  • ASLAW
  • 0914195266
  • 0914195266

    Xem thêm bài viết khác
    Nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp đối với người tiêu dùng

    Nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp đối với người tiêu dùng

    Chính phủ gần đây đã ban hành dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Dự thảo sửa đổi nhằm giải quyết những tồn tại và tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại […]

    Luật Cạnh tranh Việt Nam: Lưu ý cho giao dịch M&A

    Luật Cạnh tranh Việt Nam: Lưu ý cho giao dịch M&A

    Mua bán và sáp nhập có thể là một cách hữu hiệu và hiệu quả để thâm nhập thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, những thỏa thuận này có thể hạn chế sự cạnh tranh lành mạnh và do đó […]

    Nghị định 46 mới hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm chính thức được ban hành

    Nghị định 46 mới hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm chính thức được ban hành

    Ngày 1 tháng 7 năm 2023, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định mới số 46/2023/ND-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm mới 20221 (“Nghị định số 46”). Nghị định số 46 […]

    KHÁCH HÀNG CỦA ASLAW
    LIÊN HỆ VỚI ASLAW